Điều gì làm nên giá trị đồ cổ?

Trên thế giới, tại các nước phát triển, các khái niệm và khung mẫu để xác định cổ vật đã tồn tại từ rất lâu. Tại Việt Nam, năm 2000, Luật Di sản Văn hóa đưa ra định nghĩa: Cổ vật là các giá trị văn hóa, các giá trị vật thể ghi dấu ấn văn hóa của con người, là sản phẩm do con người tạo ra và có từ 100 năm tuổi trở lên. Nhưng trước đó trong giới sưu tầm cổ vật đã truyền miệng cách xác định giá trị đồ cổ: “Nhất dáng, nhì da, tam toàn, tứ tuổi”.  Bài viết dưới đây chia sẻ cách xác định giá trị của đồ gỗ cổ căn bản nhất:

Trình độ nghệ thuật – Dấu ấn văn hóa – Óc sáng tạo

Chiếc tràng kỷ cổ họa tiết tinh tế, sang trọng

Cổ vật được đánh giá có tính thẩm mỹ cao cả về kỹ thuật và mỹ thuật, thông qua bố cục, nét chạm khắc, họa tiết, hoa văn thể hiện được trình độ tay nghề tinh xảo của các nghệ nhân xưa. Khi đáp ứng tiêu chí đầu tiên về Trình độ nghệ thuật – Dấu ấn văn hóa – Óc sáng tạo thì giá tiền của món đồ gỗ cổ gấp vài lần, và lên đến vài chục lần của món đồ tầm tuổi tương đương. Với các công cụ lao động thô sơ, chỉ là cái kìm, cái kéo, cây đục, cái dũa, các nghệ nhân xưa đã để lại cho hậu thế những món đồ gỗ quý giá mang đậm giá trị bản sắc, sự sáng tạo bền bỉ.

Chất liệu

Chiếc tủ gỗ độc đáo với các chi tiết làm từ xương

Nghệ nhân xưa khi lựa chọn chất lượng gỗ và các chất liệu trang trí thêm với sự cẩn trọng và đầu tư chuẩn mực để tạo thêm giá trị cho tác phẩm của mình. Không giống như đồ gốm sứ, đồ gỗ cổ rất đa dạng về chất liệu, có hàng trăm nhóm gỗ, loại gỗ và rất phong phú các chất liệu gắn lên để trang trí như: ngà voi, ốc xà cừ, hay vàng, bạc, đồng… Gỗ nhóm 1 đáp ứng các tiêu chí về chất gỗ đanh, độ dai, dẻo, chất dầu nhiều và vân gỗ đẹp bao gồm gỗ của các loại cây sưa, cây trắc, cây cẩm, cây gụ.

Độ lành lặn và chưa qua sửa chữa

Vì đa số các món đồ gỗ cổ là đồ gia dụng dùng trong nhà nên có chút sứt mẻ vẫn chấp nhận được. Có hai dạng mà các nhà sưu tầm đồ gỗ cổ cần quan tâm đó là sửa phần thô, phần mộc và sửa phần ten thời gian (ten được hiểu là sự xuống màu của gỗ, ngả màu của ốc xà cừ hay ngà voi). Đồ gỗ cổ sửa phần thô mà không quá lộ, không bị sửa nhiều thì giá trị của món đồ thấp hơn một chút, nhưng nếu sửa về phần tên thì cần cẩn trọng hơn kiểm tra mặt trên, dưới gầm để xác định chính xác được tuổi và định giá cho món đồ.

Tuổi của đồ cổ

“Nhất dáng, nhì da, tam toàn, tứ tuổi”, lý do tuổi của cổ vật được xếp sau cùng vì nếu các tiêu chí trên đều tốt, giá trị của đồ gỗ cổ sẽ được xác định tùy thuộc vào tuổi của nó. Như đã chia sẻ ở trên, nghệ nhân xưa chế tác ra các tác phẩm với công cụ lao động rất thô sơ, món đồ càng đẹp, niên đại càng lâu thì công sức lao động và sức sáng tạo của người chế tác thực sự đáng trân quý.

Đến với cổ vật, đặc biệt là đồ gỗ cổ người sưu tầm ngoài những tiêu chí cơ bản như đã liệt kê, cần phải có tấm lòng rộng mở để trân trọng và định giá các cổ vật một cách xác đáng nhất qua việc trau dồi và hiểu được các giá trị nghệ thuật và công sức lao động, sáng tạo của các nghệ nhân xưa.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi ngay: 093 837 0000
Nvlinh158@gmail.com Zalo: Linh Sưu Tầm